Tổng hợp 11 ứng dụng hiệu suất miễn phí cho ai đang và chuẩn bị làm kinh doanh
Các gói miễn phí của các công cụ đo hiệu suất dưới đây hoàn toàn đủ cho các startup giai đoạn đầu sử dụng. Nếu bạn đang chuẩn bị hoặc vừa mới bắt đầu startup kinh doanh, nhất là các ngành nghề liên quan đến kinh doanh online, xin đừng bỏ qua bài viết này
Vấn đề của hầu hết các startup-er thường là: Không có nhiều kinh phí. Trong khí đó, họ lại cần sử dụng các công cụ phần mềm dành cho doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh, như các doanh nghiệp đã vận hành ổn định cần. Tuy vậy, may mắn là hiện nay vẫn có khá nhiều công cụ miễn phí. Nó cho phép các startup nhỏ sử dụng thoải mái. Những ứng dụng này không chỉ cung cấp phần mềm giao tiếp nội bộ, quản trị nhân sự mà còn cả những các công cụ quản lý quan hệ khách hàng (CRM) hữu ích trên nền tảng mobile. Điều này giúp bạn có thể theo sát công ty mọi lúc mọi nơi.
Dưới đây là tổng hợp các ứng dụng miễn phí tốt nhất trong năm 2016.
1. Microsoft Power BI
Đây là ứng dụng hiệu quả cho các startup liên quan đến công nghệ khi cần phân tích dữ liệu và truyền tải thông tin tới nhân sự một cách hiệu quả. Microsoft Power BI cung cấp cho bạn rất nhiều công cụ quản lý dữ liệu và kết quả vận hành công ty, tổng chi ngân sách hay các xu hướng của người dùng theo thời gian thực.
Phần tuyệt vời nhất chính là 1GB dung lượng miễn phí (cho bản desktop và mobile). Bạn có thể xem và cập nhật các biểu đồ xu hướng ngay trên chính điện thoại qua ứng dụng iOS và Android.
2. X-cart
Nếu bạn đang lên kế hoạch cho bán hàng online, chắc chắn sẽ cần một công cụ e-commerce hiệu quả. X-cart cung cấp một gói sử dụng miễn phí cho phép bạn xây dựng website thương mại điện tử chế độ responsive. Trong đó có sẵn các công cụ SEO và add-on mà nếu như cần thêm, bạn có thể mua sau.
Ứng dụng iOS của X-Cart cho phép người dùng có thể theo dõi bảng điều khiển để cập nhật doanh số, lượng hàng đặt cũng như nhắn tin trả lời khách hàng. Điểm trừ duy nhất, X-cart vẫn chưa có mặt trên Android.
3. Evernote Scannable
Bên cạnh công cụ ghi chú giải phóng những cuốn sổ tay và giấy tờ lằng nhằng, Evernote phát triển Evernote Snannable – công cụ cho phép bạn dễ dàng scan danh thiếp, giấy mời, tài liệu,… bằng smartphone để upload và chia sẻ lên LinkedIn, Dropbox,… cho đồng nghiệp. Công cụ này hoan toàn miễn phí và đã có mặt trên cả 2 hệ điều hành Android và iOS.
4. Zoho CRM
Theo sát các hoạt động của nhân viên sales và khách hàng luôn là một công việc không dễ dàng. Trong khi đó, các phần mềm CRM cung cấp cơ sở dữ liệu giúp bạn quản lý doanh số, hiệu quả vận hành lại rất đắt đỏ.
Zoho CRM giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp gói miễn phí cho 10 khách hàng. Đồng thời kèm theo các công cụ chăm sóc khách hàng và marketing tự động cho việc startup giai đoạn đầu.
5. LinkedIn
Nếu startup của bạn không sử dụng LinkedIn để tìm kiếm nhân tài thì có lẽ bạn đang bỏ lỡ một kho vàng lớn. Các tính năng hỗ trợ tìm kiếm nhân sự mà LinkedIn cung cấp như tìm qua bạn chung, kỹ năng họ sở hữu hay tùy chọn thông báo khi có người phù hợp thực sự là chìa khóa cho các nhà tuyển dụng.
Hiện LinkedIn cung cấp ứng dụng trên cả hai nền tảng mobile Android và iOS.
6. Zoho Recruit
Khi đã tìm được các ứng viên tiềm năng trên LinkedIn, bạn cũng cần một phần mềm chuyên dụng để quản lý quy trình tuyển dụng. Zoho Recruit sẽ cung cấp cho bạn các công cụ tiện dụng để theo dõi ứng viên. Đặc biệt là khi bạn đã và đang sử dụng các sản phẩm phần mềm dịch vụ khác của Zoho.
Gói miễn phí của Zoho Recruit giúp bạn theo sát và tuyển dụng 5 ứng viên với 5 template sẵn cho email. Công cụ này cũng có sẵn trên cả Android và iOS.
7. Google Drive
Google Drive, có lẽ không còn xa lạ gì với dân văn phòng. Công cụ này giúp tạo lập văn bản và lưu trữ thông dụng nhất chỉ sau Microsoft Office. Khả năng đồng bộ linh hoạt cùng gói dung lượng miễn phí 15GB cho phép bạn lưu trữ kha khá tài liệu sử dụng chung trong công ty. Cũng như cộng tác cập nhật và chỉnh sửa các file với nhân viên một cách cực kỳ dễ dàng.
8. Zenefits
Zenefits là một trong những phần mềm quản trị nhân sự tốt nhất trên thị trường hiện nay. Và đặc biệt phù hợp với các startup. Phần mềm của Zenefits sở hữu giao diện đẹp mắt, đồng bộ tốt nhiều quy trình xử lý bảng lương. Chỉ cần dùng gói miễn phí của Zenefits, bạn đã có thể cập nhật thông tin về nhân sự, cho phép nhân viên xem và chỉnh sửa các thông tin cá nhân cũng như đưa ra chỉ dẫn trực tiếp cho họ. Hiện Zenefits mới chỉ có mặt ở iOS.
9. Slack
Cần chat nhóm để thảo luận: đã có Slack. Slack có thể nói là công cụ chat nhóm hàng đầu hiện nay cho các startup. Không chỉ có tính năng chat hay tạo các kênh chat để công ty dễ dàng bàn luận theo nhiều chủ đề/hội nhóm khác nhau, Slack còn sở hữu cả một kho ứng dụng và chat bot giúp các startup quản lý mail, phản hồi người dùng, theo dõi Google Analytics,… trên cùng một nền tảng, giao diện của ứng dụng này.
Hiện Slack đang có sẵn trên cả desktop, trình duyệt, iOS và Android. Điểm đáng nói là với gói miễn phí đã quá đủ dùng cho nhiều startup.
10. Join.me
Join.me đang cung cấp dịch vụ họp online miễn phí cho 10 người tham gia cùng vô số công cụ thú vị dành riêng cho hội nghị. Khoảng cách đã không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa!
11. Mailchimp
Mailchimp được xem là công cụ tạo lập chiến dịch email hàng đầu hiện nay. Mailchimp cung cấp gói sử dụng miễn phí cho phép bạn gửi 12.000 mail tới 2000 tài khoản mỗi tháng. Sản phẩm này “tâm lý” đến mức, cho phép các công ty chỉ trả phí dịch vụ theo số lượng mail họ gửi – khi mà gói miễn phí không đủ nhưng gói tháng thì…xài không hết.
Mailchimp còn cung cấp ứng dụng trên cả Android và iOS. Giúp bạn quản lý danh sách khách hàng, người theo dõi, gửi chiến dịch cũng như xem thống kê về xu hướng click-xem mail của người nhận mọi lúc mọi nơi.
(Nguồn: Tham khảo Fox Business)