Emotion Marketing – 5 yếu tố cảm xúc quyết định mua hàng
Hãy tìm hiểu 5 yếu tố cảm xúc – emotion Marketing tác động lớn nhất đến quyết định mua hàng của khách hàng tiềm năng trong bài viết này.
Nắm được động cơ (động lực) cảm xúc khiến cho khách hàng quyết định mua hàng chắc chắn sẽ giúp bạn bán được nhiều hơn nữa và có thêm nhiều khách hàng hăm hở muốn mua hàng của bạn. Emotional marketing cũng từ đó ra đời.
Đây là 5 trong số những cảm xúc mạnh mẽ nhất chi phối phần lớn lựa chọn của chúng ta. Hiểu được những nguyên nhân cảm xúc thúc đầy khách hàng mua sản phẩm, bạn cũng sẽ có thể “kích hoạt” những cảm xúc này ở những khách hàng tiềm năng.
1. Sợ hãi
Sợ hãi là một yếu tố mang tính bản năng nhất. Nó khiến cho con người phải hành động ngay lập tức. Có rất nhiều mẩu quảng cáo đã sử dụng mô tuýp gây cảm giác sợ hãi như:
– Nước tương không chứa 3-MCPD của Chin-Su -> Nếu dùng loại khác thì dễ bị ung thư
– Sữa Anlene chống loãng xương, bảo vệ xương chắc khoẻ -> không dùng sẽ tăng nguy cơ loãng xươngm thoái hoá, đau cột sống.
– Kem đánh răng Colgate bảo vệ suốt 12 giờ -> Nếu không dùng thì hôi miệng, sâu răng.
-…
Khi sợ hãi, người ta sẽ lập tức hình thành phản ứng vô điều kiện và ám thị. Họ mong muốn được dùng ngay sản phẩm/dịch vụ đó để được an toàn. Rất nhiều người đã mua hàng trên nguyên tắc sợ hãi. Đó không phải là vì họ muốn đưa ra quyết định đúng đắn. Họ sợ hậu quả của việc quyết định sai.
2. Tham lam
Trong marketing, thông điệp đánh vào thứ tạm gọi là “lòng tham” mang lại hiệu quả đặc biệt.
Những chiêu mua hàng theo lô để được giảm giá hay tặng kèm sản phẩm khuyến mại được sử dụng liên tục mà không sợ nhàm chán.
Việc đánh vào lòng tham, muốn mua rẻ tác động mạnh mẽ đến hành vi quyết định mua của khách hàng. Nó khiến khách hàng bị cuốn vào vòng xoáy của những đợt khuyến mại. Không mua thì tiếc, không rời ra được.
3. Sự tự hào, kiêu hãnh
Trong mỗi con người, ai cũng mong muốn được người khác ngưỡng mộ, nể phục. Bởi vậy, việc truyền thông điệp marketing để tạo cảm giác khi khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ sẽ được tôn vinh, góp phần gia tăng sự thèm muốn sở hữu.
– Uống Chivas 21 sang, sành hơn 12 và 18 nhiều. (Mặc dù rất ít người có thể nhận biết được sự khác biệt của 3 loại rượu này).
– Dùng iPhone mới là sành điệu (trào lưu).
– Dùng túi LV mới thời trang, sành điệu. (Vì giá trị thương hiệu và giá thành).
Yếu tố marketing đánh vào sự kiêu hãnh được hầu hết các nhãn hàng xa xỉ sử dụng, nhằm tạo ra sự đẳng cấp cho khách hàng của mình.
4. Tình Yêu:
Khách hàng của bạn yêu thích những gì? Người yêu, gia đình, thú cưng, công việc kinh doanh, văn hóa, sách hay thời gian cá nhân… Họ có mua hàng của bạn cho một trong số những “tình yêu” này không?
Tình yêu là một cảm xúc mạnh mẽ, là động lực mạnh mạnh mẽ nhất. Mọi người sẽ muốn dành tặng thật nhiều những món quà đẹp và đắt tiền cho những người mình yêu thương, hay tiêu tốn dù rất nhiều tiền cho đam mê, sở thích của mình. Do đó, đánh vào cảm xúc “Tình yêu” có thể thúc đẩy khách hàng chi tiêu những khoản tiền lớn để đạt được và tận hưởng nó.
5. Tội lỗi:
Có phải tội lỗi là động cơ thực sự đằng sau việc chi tiền cho những món quà? Giáng sinh, Valentines và Ngày của Mẹ.. Liệu cảm giác tội lỗi vì không mua, phiền sự tư vấn của bạn thúc đẩy khách hàng mua? Đó là tình yêu hay cảm giác tội lỗi lướt qua tâm trí một người khi họ làm tang lễ cho một người thân yêu đã mất? Bạn có thấy tội lỗi khi không khai thác cảm xúc của khách hàng tiềm năng và bỏ lỡ những đơn hàng?