Chạy quảng cáo ra đơn hàng – lời thở than của các Agency

Chạy quảng cáo ra đơn hàng – lời thở than của các Agency.

Khi tôi đọc tiêu đề này, chính xác hơn là nguyện vọng hiện nay của rất nhiều bên bán hàng online sử dụng Facebook là công cụ thúc đẩy doanh số: “Chạy quảng cáo ra đơn hàng”, tôi nở một nụ cười chua chát nghĩ tới một khách hàng của tôi từ rất lâu rồi. Tôi viết bài này không để chỉ trích một khách hàng nào của chúng tôi, nhưng cho phép tôi được đưa ra một vài lời thở than chung của các Agency.


Sau khi duyệt ảnh quảng cáo, nội dung quảng cáo và đưa ra các mục tiêu mà khách hàng muốn nhắm tới, chiến dịch quảng cáo sau đó được triển khai rất nhanh. Nhưng, kết quả sau đó thì rất tệ. Đến ngày thanh toán, chúng tôi nhận được câu trả lời là không thanh toán chỉ vì “Chị không được đơn hàng nào từ chiến dịch của em” cho dù mọi chỉ tiêu cam kết chúng tôi đều đã hoàn thành.!!?

Trong hợp đồng, chúng tôi cam kết lượt tiếp cận, chứ không cam kết đơn hàng. Thứ nữa, chuyện có đơn hàng hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà như trong trường hợp này, một trong số những nguyên nhân đó là chúng tôi phát hiện được sự phàn nàn từ khách hàng của khách hàng khi quảng cáo ghi chất liệu A nhưng đến tay họ lại là chất liệu B kém tốt hơn, trong khi thông tin quảng cáo đã được khách hàng cung cấp và duyệt. Mọi người thường thích những món “ăn xổi” trên mạng xã hội, tức là “chạy quảng cáo, ra đơn hàng” ngay lập tức, với mốc chi phí nhất định nào đó…

5 năm tự mở dịch vụ và rất nhiều năm trong nghề, chuyện như này chúng tôi không phải gặp chỉ 1, 2 lần mà rất nhiều lần. Khách hàng của chúng ta bị “giáo dục” rất nhiều rằng facebook là công cụ bán hàng, và 1 loại chi phí, nên việc đổi tiền lấy tiền là điều hoàn toàn cần thiết, thu hồi vốn nhanh, mua đứt bán đoạn v…v, và các đơn vị từ cá nhân đến tổ chức nhận chạy dạng CPA đều đang gặp 1 số vấn đề chung, hôm nay – sau khi đọc được bài viết của 1 một người đồng nghiệp, tôi xin được mượn một số lời của người bạn đó và kinh nghiệm cá nhân của tôi để cung cấp cho mọi người 1 góc nhìn của 1 người làm “tư vấn” có tâm

Điều đầu tiên, để DÁM NHẬN QUẢNG CÁO RA ĐƠN HÀNG, đơn vị quảng cáo cần có những điều kiện nào?

1. Đã có sẵn kinh nghiệm trong ngành hàng đó.

2. Đã có sẵn vũ khí chiến đấu trong lĩnh vực đó (với website / landing page – SEO là hệ thống site vệ tinh, với google adwords là bộ từ khóa chuyển đổi cao, và bộ từ khóa phủ định chất…, với fanpages là hệ thống group cộng đồng, hệ thống fanpages với content chất và được theo dõi đông đảo…, có cách để đẩy traffic mạnh mẽ

3. Và 1 loại vũ khí ngầm – công cụ chạy quảng cáo mà không mất gì (kể cả tiền) – cái này chúng tôi không có.

Để dám nhận chắc chắn như vậy, tôi cá là đơn vị đó sẽ lấy phí dịch vụ cực đắt, thậm chí là vượt qua cả giá thành của sản phẩm của họ.(ví dụ để bán được 1 đơn 500k, sẽ lấy của khách 600k – bởi họ còn mang về cho khách số điện thoại, thông tin, địa chỉ khách hàng…)

Chúng tôi hoàn toàn có thể cung cấp 1 bản plan và quy trình up-sale online – chăm sóc khách hàng online và lấy phí cho việc chuyển giao quy trình này.

Khách hàng xin hiểu cho chúng tôi rằng, chúng tôi chạy quảng cáo trên fanpage của anh chị, mang về khách hàng tiềm năng cho anh chị, nghĩa là người đó có nhu cầu, phù hợp độ tuổi và có tiền, có quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ đó. Còn phần công việc mà chúng ta nên phân công rõ ràng đó là, khi mang “khách hàng của khách hàng” về rồi cần chăm sóc “khách hàng của khách hàng” như thế nào để hiệu quả nhất, và biến khách hàng tiềm năng đó thành đơn hàng. Thêm nữa,  nếu anh chị đã bán đc hàng rồi, không upsale, bán cho khách hàng 1 hay nhiều sản phẩm khác nữa, chúng tôi hoàn toàn có thể cung cấp 1 bản plan và quy trình up-sale online – chăm sóc khách hàng online và lấy phí cho việc chuyển giao quy trình này. Đấy gọi là “Up sale từ việc upsale” của khách hàng. Chúng tôi đã làm và rất thành công! Nhưng mọi công việc cần được quy định rõ ràng trên hợp đồng, và chúng tôi luôn luôn làm theo cam kết!

Và chuyện rõ ràng nhất có thể nhận ra đó là, khi chạy đơn hàng, và quảng cáo bị coi là chi phí, thì giá thành của sản phẩm hoặc các giá trị dịch vụ tăng thêm cũng sẽ có chút biến số, hình dung nhé, bạn mất thêm 1 khoản chi phí dịch vụ quảng cáo, ai sẽ chịu, lý tưởng nhất sẽ là Khách hàng ? và sẽ ra sao nếu chất lượng sản phẩm giảm (hoặc) chất lượng dịch vụ giảm, bằng cách này hay cách khác (để giữ nguyên lợi nhuận?) thay đổi nguồn nhập, thay đổi nguyên liệu, cắt giảm nhân sự v…v là những cách cơ bản…

Với tư duy và tư tưởng đổi tiền lấy tiền thế này, tôi không phủ nhận, với 1 số mặt hàng tiêu dùng nhanh, hàng tồn, các mặt hàng khách hàng chỉ mất vài giây cho việc quyết định mua hàng…, cách này khá hiệu quả, và cả 2 bên đều hạnh phúc – bên quảng cáo thuê và bên thuê quảng cáo (tất nhiên là với điều kiện KPIS đạt)…

TUY NHIÊN!

Có những mặt hàng, người ta cần nhiều thời gian hơn để quyết định mua hàng, cũng như thương hiệu chưa được biết đến nhiều, hoặc sản phẩm chưa đủ sức hút, cạnh tranh lớn, hoặc thời điểm (cái ảnh hướng nhất đến biến số) chưa thích hợp… tại sao vẫn quan niệm nó như những sản phẩm “ăn nhanh” như ở trên và coi quảng cáo facebook bán trực tiếp là chi phí ??!

Bất động sản, giáo dục cao cấp, dịch vụ cao cấp cũng bị…. đổi tiền lấy đơn hàng, thì có lý không?! Khi mà giá trị nó lớn gấp trăm lần và cái biến số của nó lớn gấp nghìn lần các sản phẩm “mì ăn liền”. Nếu là có lý, thì chỉ có thể là lý thuyết!

Với 1 chiến dịch dài hơi, chúng tôi thường làm trực tiếp với chủ đầu tư, chủ dự án hoặc đơn vị phân phối độc quyền của 1 nhãn hàng / sản phẩm, vì đơn giản, tư duy của họ sẽ cho phép tôi làm 1 động tác đó là ” ĐỔI TIỀN LẤY TIẾP CẬN ” chứ không còn là ” ĐỔI TIỀN LẤY ĐƠN ” nữa. Họ là những người có tầm, họ hiểu và biết mình sẽ cần tập trung vào xây cộng đồng, làm branding, đi bài báo hoặc hứng lên làm 1 chiến dịch viral… Và tôi sẽ thỏa sức nghiên cứu, sáng tạo, phát triển nội dung, xây dựng cộng đồng, và phân phối theo thời điểm.
 Vì vậy, xin hãy nhìn về Facebook theo hướng lâu dài thay vì nhìn facebook chỉ là công cụ bán hàng, bởi lẽ, nếu vẫn giữ quan niệm cũ.. đó là lúc các anh chị đã bỏ qua rất rất nhiều tác dụng khác mang về gấp trăm, ngàn lần giá trị và dựng xây thương hiệu bền vững dài lâu. Hãy có tư duy của một tổng đại lý, kể cả khi bạn đang nhập lại hàng, vì với cách làm, suy nghĩ cũ, kết quả mới chẳng bao giờ xuất hiện. Và câu chuyện có ĐƠN HÀNG hay không, vẫn là bài toán khó của tư duy.