Hội nghị F8 2017 của Facebook và những điểm nổi bật

Hội nghị F8 – một sự kiện thường niên của Facebook tổ chức tại McEnery Convention Center, San Jose, California, CEO Mark Zuckerberg cùng các cộng sự trong nhóm điều hành đã đưa ra một loạt các thông báo và cập nhật mới nhất đến người dùng Facebook. Dưới đây là những tuyên bố quan trọng được đưa ra trong sự kiện F8 2017:

1. Tầm quan trọng của camera máy ảnh

Trong bài phát biểu ở F8, Facebook nhấn mạnh về tính quan trọng của camera điện thoại. Việc chia sẻ ảnh, video với bạn bè ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, camera còn là cầu nối mang đến cho người dùng Facebook những trải nghiệm công nghệ AR. Người dùng sẽ nhận được các trò chơi, bộ filter, các siêu dữ liệu vui nhộn cùng những thông tin bổ ích. Chỉ cần họ dùng điện thoại, mở ứng dụng Facebook và ngắm nhìn thế giới thông qua camera điện thoại.

2. Sản phẩm Social VR mới

Mạng xã hội sẽ sống động hơn nhờ một sản phẩm Social VR mới mang tên Spaceskhi mà Facebook đang thử nghiệm. Ứng dụng này cho phép người dùng tạo avatar, sau đó “gặp gỡ” với avatar của người dùng, đi chơi với bạn bè thông qua thiết bị VR. Đó là một nỗ lực của Facebook để biến công nghệ thực tế ảo (VR), vốn đơn lẻ trở thành một hoạt động cộng đồng. Người dùng hoàn toàn có thể trò chuyện, cử động các bộ phận trên cơ thể mình như vẽ hình ảnh hay xem một video trên YouTube.

3. Music và Games trên Messenger

WhatsApp và Messenger là ứng dụng trò chuyện, tán gẫu với bạn bè. Các tích hợp mới sẽ đưa trò chơi và âm nhạc vào nền tảng này. Nhờ đó, bạn có thể chia sẻ bài hát mới nhất của Chainsmokers hoặc chơi game Words With Friends mà không cần đóng cửa sổ khung chat. Việc cập nhật này sẽ phụ thuộc vào các nhà phát triển. Tuy nhiên hiện tại, Messenger đã được đồng bộ hóa với dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Spotify. Nó hứa hẹn sẽ sớm tích hợp Apple Music vào facebook.

4. Công nghệ AR sẽ lên ngôi

Mark Zuckerberg cho thấy rõ tầm nhìn của ông về công nghệ AR (công nghệ tăng cường thực tế). Ông cũng giải thích rằng camera điện thoại nên là thiết bị AR đầu tiên chứ không phải là mắt kính AR như những gì đã trải nghiệm trước đây. Bên cạnh đó, Zuckerberg cho biết nền tảng này sẽ biến tính năng chụp hình của chiếc điện thoại thông minh trở thành nền tảng thực tế tăng cường đầu tiên.


Trước đây, Facebook đã từng bị lên án gây gắt khi sao chép các tính năng của Snapchat. Ở thời điểm đó, mọi người cho rằng Facebook đang cạn kiệt các ý tưởng sáng tạo. Tuy nhiên, với những cập nhật mới nhất này, “gã khổng lồ” của mạng xã hội từng bước lấy lại vị thế của mình khi cung cấp các nền tảng và công cụ tiên tiến để phát triển những ứng dụng AR hấp dẫn.

Công cụ mới của Facebook cho phép bạn đặt vật thể ảo vào thế giới thực thông qua thiết bị điện thoại. Ngoài ra, họ cũng sẽ cung cấp các trò chơi AR kết hợp các đối tượng trong thế giới thực nhờ công nghệ “SLAM”. Đồng thời những tính năng cập nhật máy ảnh mới của Facebook sẽ sử dụng một số hiệu ứng AR. Chẳng hạn, như các hình ảnh lồng vào bạn khi bạn video call trên Facebook Messenger. Với bản cập nhật tính năng mới nhất của Snapchat, nó cho phép người dùng trang trí, thỏa sức sáng tạo chính ngay tại thế giới thực của họ. Trong khi nền tảng Facebook sẽ cho phép mọi người cá nhân hoá trải nghiệm và tương tác với nó.

5. Frames và Masks

Nền tảng Camera Effects là nỗ lực lớn của Facebook nhằm vượt qua đối thủ Snapchat trong việc tạo ảnh và video. Frame Studio và AR Studio là những công cụ cho phép tạo nội dung AR. Frame Studio cho phép các nhà phát triển tạo hiệu ứng overlay 2D nằm trên đường viền của ảnh hoặc video. Tính năng này tương tự như gắn thẻ theo khu vực địa lý (tính năng geotags) của Snapchat. Từ đó người dùng có thể tự thiết kế những khung ảnh. AR Studio cho phép các nhà phát triển tạo Masks (Sticker) 3D, các khung hình vui nhộn, hiệu ứng có sẵn, “kết nối các vật thể khác nhau trong môi trường ảo”. Các thuật toán sẽ phân tích vật thể đang di chuyển, giúp các sticker di chuyển theo đối tượng. Các công cụ trên không phải là điều mới mẻ, nhưng với tính năng này, việc tiếp cận nội dung AR sẽ được dễ dàng hơn.

6. Developer Circles

80% trong số các nhà phát triển xây dựng ứng dụng cho nền tảng Facebook ở ngoài nước Mỹ. Cơ sở phát triển toàn cầu này phổ biến rộng rãi. Và không phải tất cả những người lập trình đều có quyền truy cập vào các nguồn tài nguyên giáo dục hay hỗ trợ cơ sở hạ tầng giống nhau. Khoảng một năm trước, Facebook tung ra một chương trình thí điểm được gọi là Developer Circles. Đây là một chương trình cộng đồng hoàn toàn miễn phí. Nó nhằm mục đích chia sẻ kiến thức, hợp tác và xây dựng những ý tưởng mới. Và bây giờ chương trình đang được mở rộng.

7. Trợ lý ảo M Suggest

M Suggest của Facebook thường bị người dùng lãng quên. Ứng dụng này bị lu mờ do bên cạnh còn những cái tên như Google Assistant, Alexa, và Siri (Apple). Nhưng Facebook vẫn đang đầu tư và cải thiện M. Đồng thời cho biết trợ lý ảo sẽ “thông minh” hơn theo thời gian. M sẽ sớm cho phép các doanh nghiệp thực hiện các công cụ tự động hóa để quản lý các tương tác của khách hàng. Ngoài ra, Facebook còn bổ sung tính năng mới cho M Suggest. Nếu bạn đang bàn luận với bạn bè về bữa ăn tối, M sẽ đưa ra gợi ý đặt món.