Những tiêu chí giúp Facebook của bạn tăng lượt tiếp cận tự nhiên

Có điều này chắc hẳn chưa nhiều người biết. Đó là các bài đăng về doanh nghiệp, tổ chức của bạn ngày càng khó được tiếp cận trên Facebook. Facebook đã ra rất nhiều chính sách thay đổi vào tháng 1 và tháng 5 năm vừa qua. Nhưng với những người quan tâm có hiểu biết nhiều về Facebook thì họ đã nhận thấy rồi. Nếu bạn là người làm về truyền thông. Bạn có thể thấy các trang mạng xã hội khác cũng thực hiện các bước đánh giá theo cùng một định hướng. Đó là đánh giá lượt xem tự nhiên các bài biết chỉ với các tiêu chí như: thời gian, mức độ liên quan, hoặc một hình thức tương tự nào đó.

Điều này có tác dụng gì đối với các Social Media Marketer? Khi bài viết tự nhiên trên Facebook có thể chỉ được xem bởi những người theo dõi chủ lực của bạn. Những người đã từng tương tác hoặc chia sẻ bài viết của bạn? Sau đây có vài điều mà bạn “Nên và Không Nên” làm sau những thay đổi của Facebook 2017. Thực hiện tốt các điều lưu ý để sở hữu những bài đăng có lượng tương tác hiệu quả.

1. NÊN – VIDEO LIVESTREAM:

Đây là một trong số những thay đổi của Facebook gần đây. Livestream trên Facebook là hiển thị video yêu thích tự nhiên trên Bảng tin. Ví dụ như, nếu một người xem rất nhiều một kiểu video đặc thù, họ có thể thích xem những video tương tự có liên quan về nội dung hay hình thức trên bảng tin của mình. Tương tự, với những video có âm thanh được mặc định tự động chạy, nếu thiết bị đang không để chế độ im lặng. Có vẻ đây là thời điểm thích hợp để bạn đăng nhiều video hoặc thử livestream Facebook?

2. KHÔNG NÊN – LIVESTREAM KHI BẠN KHÔNG THỰC SỰ LÀ “LIVE”

Nếu bạn định livestream, hãy chắn chắn đó phải thật sự là một “live” video. Chứ không nên trình chiếu các hình ảnh lặp đi lặp lại hoặc mở một cuộc thăm dò tăng tương tác. Những thủ thuật đó đã được Facebook để ý và việc sẽ không đánh giá cao. Và có những nội dung đặc biệt sẽ bị Facebook hạn chế người dùng sử dụng như những video chia sẻ cảnh bạo lực. Facebook còn có đội ngũ nhân viên chuyên tìm và loại bỏ những nội dung như vậy.

3. NÊN – KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI QUEN CHIA SẺ BÀI ĐĂNG CỦA BẠN

Bảng tin của bạn thường sẽ ưu tiên hiển thị các nội dung mang giá trị cốt lõi. Hoặc thông tin từ người dùng là họ hàng, bạn bè. Những bài đăng được Facebook đánh giá cao, có khả năng thu hút cao hơn gấp nhiều lần so với bài đăng điển hình.

4. KHÔNG NÊN – DẪN DẮT NGƯỜI DÙNG VÀO MỘT TRANG WEB TRÀN NGẬP QUẢNG CÁO

Thuật toán của Facebook dần loại bỏ những trang web không có nội dung và quảng cáo nhiều hoặc quảng cáo phiền phức, đôc hại. Và đặc biệt là các trang tin tức giả mạo và các bài viết “chài” người dùng. Chính vì thế, nếu trang web của bạn mà còn đang như thế thì đã đến lúc để bạn nên thay đổi nó rồi.

 

5. NÊN – TƯ DUY NGOÀI CHIẾC HỘP VÀ CỐ GẮNG ĐỂ TẠO RA NHIỀU REACT HƠN NÚT “LIKE”

Ngoài tương tác “likes” ra thì những tương tác khác có thể cũng sẽ rất hữu ích cho bạn. Ngay cả phản ứng “phẫn nộ” cũng là một tương tác cho thấy người đó đang bị thu hút bởi nội dung của bạn. Chứ không phải đơn thuần là chỉ lướt qua và ấn “like”. Hãy cố gắng tạo nội dung để mọi người có nhiều cảm xúc khác nhau. Khi đó bài viết của bạn sẽ được chú ý hơn đáng kể đấy.

Quảng cáo Facebook

6. KHÔNG NÊN – YÊU CẦU MÀ HÃY ĐỂ THU HÚT LIKE HOẶC SHARE MỘT CÁCH TỰ NHIÊN:

Đặt vào địa vị chính mình mà nói những việc bị bắt ép thật là khó chịu. Nếu muốn ép người dùng like hay share bài đăng của bạn thì nó phải gì đó đặc sắc. Ví dụ như bài đăng thật sự hấp dẫn công chúng. Hoặc đưa ra một lời đề nghị, phần thưởng tuyệt vời. Nếu như không có được những điều như vậy thì tốt hơn hết là đăng bài ít đi, nhưng nội dung phải thật chất lượng khi bạn chia sẻ nó. Nếu không sẽ bị người dùng phớt lờ bài đăng của bạn, trường hợp xấu hơn là bài đăng của bạn sẽ bị ẩn đi.

Mình mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn để các bạn thực hiện. Facebook sẽ ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn trong việc kiểm duyệt nội dung. Facebook sẽ tiếp tục đưa ra những cách thức kiểm duyệt nội dung để có lượng tiếp cận hiệu quả. Chúc mọi người cập nhật được những thông tin mới để đưa ra phương hướng cụ thể cho mình.